Tin tức

Quy trình thi công chống thấm khe tiếp giáp

1. CHUẨN BỊ VẬT LIỆU

1.1- Vật tư cần chuẩn bị

  • Sản phẩm WAP 073PRO

1.2- Dụng cụ thi công

  • Chổi cọ
  • Rulo
  • Găng tay
  • Máy xịt rửa
  • Máy mài
  • Má khoan
  • Máy đục
  • Bay
  • Máy khuấy vật liệu …

2. CHUẨN BỊ MẶT BẰNG

  • Đối với khe tiếp giáp: Đục nhấn vào 2 bên tường tạo gờ. Tiến hành chèn đáy khe tiếp giáp đảm bảo chiều sâu khe là 2cm.(Tùy bề rộng của khe tiếp giáp mà thi công chiều sâu cho hợp lý)
  • Mặt bằng chuẩn bị thật kỹ, làm sạch đầu mỡ, bụi bẩn bằng bàn chải hoặc máy cầm tay.

3. QUY TRÌNH THI CÔNG

  • Xử lý khe tiếp giáp : Dùng WAP 073PRO bơm đầy vào khe đã tạp rãnh với chiều dày tối thiểu 1-2cm. Đợi 04 tiếng cho bề mặt se khô thì rắc xi-măng lên trước khi thi công lớp tiếp theo
  • Thi công lớp 1 : Dùng WAP 073PRo quét đẩm bảo phủ từ khe tiếp giáp rộng ra 25cm. Sau đó trải lưới thủy tinh chịu lực lên lớp chống thấm
  • Thi công lớp 2: Sau 04 tiếng từ khi thi công xong lớp 1. Trộn WAP 073PRO với xi măng( Tỉ lệ: 01kg WAP 073PRo + 0.3kg xi-măng + 200ml nước) khuấy đều. Sau khi hỗn hợp đã nhuyễn, tiến hành thi công lớp 2 theo chiều vuông góc với lớp 1
  • Thi công lớp bảo vệ: Sau 4-6 tiếng từ khi thi công lớp 2. Cán 1 lớp vữa xi-măng + cát vàng(mác 100) để bảo vệ

4. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

  • Để đảm bảo chất lượng thi công tốt nhất, chỉ bắt đầu công việc chống thấm khi bề mặt thi công được chuẩn bị thỏa mãn tất cả yêu cầu kĩ thuật.
  • Trong trường hợp đặc biệt, có thể dùng mành chịu lực để gia cường giữa 2 lớp và tạo độ dày tại các điểm xung yếu.
  • Trong quá trình chờ các lớp quét khô, nếu khu vực không thoáng khí, bị ẩm quá thì phải dử dụng đèn và các dụng cụ sấy để bề mặt khô, không bị đọng nước.

Các tin liên quan

0911863388
Gọi Ngay