Tin tức

HƯỚNG DẪN THI CÔNG CHỐNG THẤM CHO TẦNG HẦM

Trong những năm gần đây vấn đề thi công chống thấm tầng hầm và rất nhiều các công trình ngầm dưới mực cốt nền xây dựng được chủ đầu tư và các nhà thầu rất chú trọng, bởi vì công trình nào cũng cần phải xử lý chống thấm. Nhưng hầu như các công trình xử lý không triệt để, chưa có giải pháp toàn diện, nếu có xử lý thì cũng được một vài năm rồi bị thấm lại, điều này làm đau đầu các chủ đầu tư cũng như các nhà thầu, kể cả các nhà thầu có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng. Với hầu hết những người làm trong lĩnh vực xây dựng, việc “chống thấm tầng hầm” là nỗi ám ảnh của các đơn vị thi công bởi vì nó đòi hỏi kỹ thuật cao.
Chống thấm cho tầng hầm, nhà để xe
Vậy để giải quyết vấn đề xử lý chống thấm tầng hầm hiệu quả lâu dài nhất thì “Giải pháp tối ưu và triệt để nhất là gì?”. Đây là câu hỏi mà hầu hết các Chủ đầu tư cũng như các nhà thầu đặt ra với mỗi một công ty chống thấm chuyên nghiệp và mong muốn có được giải pháp chống thấm tầng hầm tốt nhất.

Nguyên nhân chủ quan gây thấm tầng hầm

  1. Do thiết kế sơ sài, kiến trúc sư chưa hiểu hết và nắm rõ được đúng quy trình chống thấm. Thường thì trong bản hồ sơ thiết kế, quy trình chống thấm thường không rõ ràng, hầu hết là khi đổ bê tông xong thì mới chống thấm, chính vì thế đa số các công trình thường khi đổ xong thì phải xử lý chống thấm lại, việc này thường gây tốn kém và việc xử lý mang tính chất đối phó để nghiệm thu chứ không xử lý triệt để.
  2. Do cách chọn vật liệu chống thấm không uy tín dẫn đến việc chống thấm không hiệu quả.
  3. Do nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình đổ bê tông kém chất lượng sẽ tạo ra độ rỗng và gây thấm. Đồng thời khi đổ bê tông các vị trí mạch ngừng và khe co giãn nhà thầu gây ra lỗi nên các vị trí này thường xuyên bị thấm.
  4. Khi đổ bê tông xong, quy trình thi công chống thấm tầng hầm thường là các chủ đầu tư hoặc các nhà thầu chọn phương án giá rẻ nên chất lượng thường không đảm bảo, thi công xử lý chống thấm theo kiểu chắp vá tức là thấm chỗ nào thì làm chỗ đó.

Quy trình Chống thấm

1- Chuẩn bị vật liệu:

  • Vật tư vật liệu: Wap 073Pro; Wap 072; Wap 075; Wap 078
  • Dụng cụ thi công: Chổi cọ, rulô, găng tay, máy xịt rửa, máy mài, máy khoan, máy đục, bay, xô, đầu khuấy hóa chất…
  • Chuẩn bị mặt bằng: Vệ sinh toàn bộ bề mặt sạch, đục tróc các vị trí bề mặt bị bong rộp. Vét nước sạch ở những vị trí bị thấm như vậy sẽ phát hiện được vị trí  thấm ( thành dòng hay dóc lim rim.). Dùng CT078( đông cứng nhanh ) pha trộn dẻo tính lượng phù hợp với một lần trong lòng bàn tay giữ chặt tại vị trí thấm sau 45s. Đối với các vết nứt đục thành hình chữ V rộng 2cm tính từ tim khe nứt, sâu 7-10mm dọc theo chiều vết nứt bằng máy đục chuyên dụng. Trám trét, trèn cứng cổ thu ống thoát nước với tường và trám vá bo góc chân tường bằng vữa xi măng + cát vàng, mác 100. Đối với cổ ống thoát nước sau khi trèn cứng với tường, phải đục tẩy phần bê tông quanh cổ thu tạo thành chữ V sâu khoảng 7-10mm, làm sạch khe nứt bằng máy thổi bụi. Chuẩn bị bề mặt thật kỹ, làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn bằng bàn chải hoặc máy cầm tay.

2- Quy trình thi công

Bước 1:Chống thấm cổ thu thoát nước, gia cố các điểm xung yếu góc tường tầng hầm và xử lí vết nứt

  • Đối với vết nứt, dùng Wap 073Pro quét lớp 1 lớp đảm bảo phủ từ tâm vết nứt rộng ra 250mm, sau đó rải lưới thuỷ tinh chịu lực dọc khe nứt lên lớp chống thấm. Chờ lớp 1 se khô, quét tiếp lớp 2 theo chiều vuông góc với lớp 1.
  • Khi bề mặt cổ thu thoát nước được làm sạch, dùng Wap 073Pro quét 2 lớp đảm bảo phủ từ tâm vết nứt rộng ra bán kính 250mm và quét phủ lên cổ thu 150-200mm (bề mặt trước khi quét phải sạch, không bám bụi)
  • Đối với các điểm xung yếu là các góc sàn, góc tường tầng hầm, dùng Wap 073Pro quét lớp 1 lớp đảm bảo phủ từ góc rộng ra 2 bên 200mm, sau đó rải lưới thuỷ tinh chịu lực dọc góc tường lên lớp chống thấm. Chờ lớp 1 se khô, quét tiếp lớp 2 theo chiều vuông góc với lớp 1.
  • Xử lý xong các vết nứt, cổ thu, cá điểm xung yếu ta tiến hành kiểm tra lại lần nữa, đảm bảo các vị trí đã được xử lý hết.
Bước 2: Chống thấm tổng thể tầng hầm
  • Chuẩn bị bề mặt: Vệ sinh, làm sạch bề mặt, bụi bẩn, dầu mỡ, lớp phong hoá; băm đục các lớp hồ vữa xi măng, bê tông dư thừa. Dùng nước tạo ẩm nhẹ bề mặt, lưu ý không để bề mặt đọng nước.
  • Pha trộn vữa chống thấm áp lực ngược: Dùng lớp vữa Xi măng + cát vàng trộn theo tỷ lệ (1 xi măng + 2 cát vàng). rộn khô hai thành phần trên sao cho đều, sau đó cho nước sạch vào trộn với hỗn hợp đạt dộ dẻo, sau đó cho vật liệu chống thấm Wap 075 vào hỗn hợp trên (theo tỷ lệ CT075: 4% /100kg Xi Măng) trộn đều.
  • Thi công trát lớp chống áp lực ngược 1: dùng vữa chống thấm trên trát trên bề mặt đáy, thành tầng hầm chiều dày lớp trát từ 6 – 8mm.
  • Thi công lớp chống thấm: dùng chổi cọ, rulo thi công lớp thứ nhất lên tường, thi công lăn kép 2 lượt (lượt 1: lăn dọc, lăn ngang luôn, ken kỹ tường lượt; lượt 2 lăn tiếp như lượt 1) đảm bảo che phủ kín bề mặt.
  • Thi công trát lớp chống áp lực ngược 2: Chờ bề mặt lớp chống thấm cứng vững,  trát 1 lớp vữa chống thấm áp lực ngược (theo tỷ lệ như trên: 1Xi măng+ 2Cát vàng+ 4%  Wap 075) cho lớp ngoài cùng dày 6 – 8mm.

Những điểm cần lưu ý

  • Để đảm bảo chất lượng thi công tốt nhất, chỉ bắt đầu công việc chống thấm khi mặt bằng được chuẩn bị theo yêu cầu.
  • Trong trường hợp đặc biệt có thể dùng mành chịu lực để gia cường giữa 2 lớp và tạo độ dày hơn tại các điểm sung yếu.
  • Trong quá trình thi công chờ các lớp quét khô, nếu khu vực không thoáng khí, bị ẩm quá thì phải thắp đèn để bề mặt khô, không bị đọng nước trên bề mặt.

Chống thấm WAP cam kết

  • Hiệu quả thi công chống thấm triệt để 100%, ngăn nước tối ưu, bảo hành dài hạn trên 20 năm
  • Sản phẩm chất lượng, dễ dàng sử dụng
  • Hoàn lại phí 100% nếu phát hiện lỗi của nhà sản xuất

Các tin liên quan

0911863388
Gọi Ngay